Pages

30 thg 4, 2010

Lịch sử Adobe System

Sau nhiều tháng tò mò và phỏng đoán, Adobe cuối cùng đã cho ra mắt phiên bản mới nhất bộ hỗ trợ thiết kế nổi tiếng của họ, Creative Suite 5. Không chỉ có thêm nhiều tính năng mới, CS5 còn được làm mới toàn bộ thiết kế mặt ngoài. Chúng tôi đã liên lạc với nhóm phát triển thương hiệu Adobe để biết thêm thông tin.
Kể từ lúc xuất hiện lần đầu với vẻ ngoài giản dị trên Macintosh Plus, Adobe Photoshop mà hiện nay được gọi là Adobe Creative Suite, đã trở thành công cụ thiết yếu của hầu hết các nhà thiết kế, thay đổi mãi mãi cách thức làm việc của họ.


Năm 2010 này, Photoshop sẽ kỷ niệm 20 năm thành lập. Như bao người sử dụng chương trình thường xuyên, kể từ phiên bản 4.0, tôi luôn tò mò được biết về những cải tiến mới của phiên bản tiếp theo. Thông thường, nó là một thứ tình cảm pha trộn, giữa niềm vui khi thấy tốc độ và khả năng làm việc được nâng cao, thời gian bạn sẽ phải bỏ ra để khám phá thêm các tính năng mới, cùng tốn kém chi phí nâng cấp chương trình.
Những tính năng mới.


Đoạn video do Adobe phát hành vào thứ Hai, trình diễn nhiều tính năng và cải tiến mà mọi người mong đợi xuất hiện trong bộ Creative Suit 5. Thỏa lòng khách đợi chờ, phần giới thiệu dẫn dắt người xem như lạc vào vùng đất ảo giác mang đậm phong cách của “phù thủy” Tim Burton

Các tính năng nổi bật có thể kể đến như Mixer Brush, Content-Aware Fill, hay Puppet Warp làm người sử dụng bất ngờ ngay từ cái nhìn đầu tiên. “Trông đến là thèm !”, Greg Geisler từ công ty thiết kế Raytracer đã nói như vậy trong đoạn xuất hiện trên clip. Tuy vậy nếu tính năng “Content-Aware Fill” trong CS5 cho ra bất cứ kết quả nào giống với “Content-Aware Scale” của CS4, thì chắc tôi sẽ phải hạ thấp sự kỳ vọng của mình xuống một chút. Phần trình diễn kết quả của tính năng “HDR imaging”, theo tôi có vẻ hơi cường điệu.
Beautiful Strokes, Perspective Drawing, và công cụ Shape Builder là những tiện ích mới thêm vào bộ Illustrator. Trong khi đó, interactivity lại được tập trung giới thiệu là tính năng nổi bật nhất của InDesign, giúp cho phần mềm hỗ trợ dàn trang này có thêm khả năng xuất sang định dang Flash, trình chiếu trên web và trên slide (trong khi đó chương trình Flash CS5 cũng cho phép xuất thẳng ra định dạng có thể chạy trên iPhone (cũng có thể là không)), rõ ràng là tính năng ít được mong đợi và gây tranh cãi nhiều nhất.
“Tôi không muốn có Flash trong InDesign, tôi chỉ muốn một InDesign hiệu quả và chạy nhanh”, nhà thiết kế người Anh Craig Burgess phàn nàn như vậy trên Twitter. Có vẻ như, tính năng này được xem như con đường dễ dàng dẫn tới việc tạo ra những nội dung tương tự như iPad trong tương lai (giống như dự án ý tưởng mới cho tờ Wired do Adobe tài trợ), ra đời trong bối cảnh Flash đang vật lộn để tồn tại khi mà các thiết bị công nghệ nổi đình nổi đám nhất hiện tại đều không hỗ trợ Flash, một trong số đó là iPad.
Một tính năng rất hay trong CS5 là BrowserLab, giúp các nhà thiết kế web dễ dàng coi trước trang web đang thiết kế, dưới các trình duyệt phổ biến, thông qua một giao diện giả lập.
Tuy nhiên với nhiều người, diện mạo mới của CS5 là phần được quan tâm nhiều nhất. Những ai tinh mắt, đều thấy rõ điều này. “Cái quái quỉ gì đã khiến các icon của CS5 được thiết kế như vậy nhỉ?”, một nhà thiết kế đã thốt lên. Phải thừa nhận, tôi cũng từng có câu hỏi tương tự khi lần đầu trông thấy chúng. “Có phải chúng tượng trưng cho các quyển sách?”, tôi đã hỏi trực tiếp nhóm thiết kế đồ họa của Adobe như vậy, với mong muốn làm sáng tỏ vấn đề này.
Sự tiến hóa của thương hiệu..


Từ lúc ra mắt vào cuối năm 1980, 2 con át thương hiệu chủ lực của Adobe là Photoshop và Illustrator, đã tồn tại qua nhiều năm mà không thay đổi nhiều. Dẫu trải qua nhiều phiên bản nối tiếp nhau, hình ảnh chủ đạo của Illustrator vẫn là thần Vệ nữ của Botticelli, và Photoshop là con mắt (nhưng ở phiên bản CS được đổi sang con sao biển, rồi đến hình chiếc lông chim ở bản CS2)

Phiên bản đầu tiên của Adobe Illustrator và Adobe Photoshop

Tất cả đã thay đổi kể từ năm 2005, khi Adobe và Macromedia sát nhập lại với nhau, tạo nên một đế chế truyền thông khổng lồ. Nhóm phát triển thương hiệu Adobe phải đối diện với thách thức to lớn: Làm thế nào sát nhập hàng tá các sản phẩm từ 2 công ty vào trong một hệ thống thống nhất? Làm thế nào biến Macromedia Flash trở thành Adobe Flash? Nếu trộn bộ Adobe Creative Suite vào bộ Macromedia Studio sẽ có thể là một thảm họa.

Giả lập: Adobe CS2 khi kết hợp Macromedia Studio 8, 2006

Dưới sự dẫn dắt của chuyên gia thiết kế nội bộ Ryan Hicks, một hệ thống mới ra đời mang tên Creative Suite 3. Lấy màu sắc làm yếu tố chủ đạo, nhóm thương hiệu Adobe đồng thời sử dụng một cấu trúc câu giản tiện, dễ nhớ gồm 2 chữ cái, tạo ra một hệ thống tên gọi nhất quán cho toàn bộ các sản phẩm trong bộ. Với biểu tượng mới này, Flash cuối cùng đã có thể trở thành một thành viên chính thức của gia đình, đường hoàng đứng cùng Photoshop trên nền desktop.
Chỉ có điều, không phải tất cả người sử dụng đều có thể dễ dàng chấp nhận nó trong lần ra mắt vào năm 2007. Phản ứng có thể nói là rất trái ngược nhau.

Hệ thống các icon trong bộ CS3

Idsgn đã trò chuyện với Shawn Cheris, trưởng thiết kế của nhóm, ông nhớ lại: “Khi Adobe giới thiệu hệ thống nhận diện bộ CS3, mọi người đều ghét nó. Tôi cũng ghét nó. Nhưng một khi chúng xuất hiện trên desktop và cho thấy độ hữu ích nhiều như thế nào, mọi người đều nhanh chóng thay đổi quan điểm. Đã có người lấy cảm hứng từ nó, thiết kế ra nhiều thứ thú vị như chiếc gối CS này.
Bất chấp những phản ứng đã từng có, những icon tiếp tục được sử dụng ở bộ CS4, nhưng dưới dạng chữ trắng trên nền đen trong. Lần ra mắt bộ CS5, Adobe muốn giới thiệu tới khách hàng một sự chuyển đổi đặc biệt hơn. Cheris đã giải thích rõ trong blog XD của Adobe:
Khi chúng tôi bắt đầu suy nghĩ sẽ làm như thế nào với bộ CS5, hầu hết mọi người đều nhất trí sẽ mang trở lại cảm giác vui vẻ tới thương hiệu. Mục tiêu của chúng tôi sẽ tiến xa hơn hình thức biểu hiện icon dạng nguyên khối đã từng được thể hiện ở CS3 và CS4, và sẽ làm chúng trông năng động hơn. Chúng tôi muốn mang tới những giá trị nghệ thuật đầy khát khao và gây cảm hứng tới toàn hệ thống nhận diện, kế thừa và tiếp nối phần đồ họa mà chúng tôi đã xây dựng thành công ở bộ CS3 và CS4.
Tạo màn hình chào

Khi xem xét tới những góc độ thiết kế lớn hơn, nhóm phát triển CS5 tìm thấy niềm cảm hứng mới từ các biểu tượng thể thao của TVH Munich 72 do Otl Aicher thiết kế. Xây dựng trên hệ khung lưới hình học, các icon của Aicher vừa độc đáo khi đứng riêng, vừa thống nhất khi đứng trong một bộ. Đây có thể là một giải pháp tuyệt vời, khi mà Adobe bán ra ngày một nhiều các ứng dụng phần mềm hơn.

Hệ thống icon các môn thi đấu trong TVH Munich 1972, thiết kế bởi Otl Aicher.
Một hệ lưới tương tự như của Aicher được thiết lập, làm nền tảng cho toàn hệ thống đồ họa. Nếu không có nó, chúng ta sẽ không thể nào làm việc với các đối tượng đường thẳng được nữa. Sử dụng hệ khung lưới, chúng tôi bắt đầu tạo ra những hình cơ bản để cấu trúc thành những hình phức tạp hơn.

Hệ khung lưới tương tự như củaAicher trở thành nền tảng cho hệ thống đồ họa mới của Adobe.


Những phác thảo đầu tiên, nghiên cứu cấu trúc hình học, không gian, và độ trong của mảng.

Kế đó, nhóm đã cắt rời chúng ra thành 5 phần, tổ hợp lại tạo nên hình dạng đặc biệt tương ứng với từng chương trình. “Sau nhiều thử nghiệm, chúng tôi khám phá ra rằng, chỉ cần 5 mảnh rời này, chúng tôi vẫn có thể tạo ra vô số hình dáng phức tạp hơn.” Cheris giải thích trong một bài blog kế tiếp.

Một bộ các mảng rời tạo thành màn hình chào của CS5.

Màn hình chào sử dụng lại bảng màu mà chúng tôi đã xây dựng từ phiên bản CS3, với một chút thay đổi nhỏ. Để tăng thêm độ phân biệt về mặt thị giác giữa các sản phẩm trong bộ CS5, chúng tôi đưa ra những cặp màu, xây dựng từ một màu chính và một màu nhẹ hơn của nó.

Màn hình chào của các chương trình : Flash Professional, Premiere Pro, SoundBooth, Dreamweaver


Màn hình chảo cho Adobe Illustrator CS5

Cập nhập hệ thống các icon



Icon mới của các chương trình: Illustrator, InDesign, Fireworks, Dreamweaver

Các icon có dạng gấp lại như một quyển sách, lấy cảm hứng từ chính ngôn ngữ tạo hình của màn hình chào, với độ trong suốt và độ ánh kim loại tương tự. Chúng tôi đã hỏi Cheris, rằng ông nghĩ như thế nào về các phản ứng trái ngược nhau xung quanh các icon này:
Chúng tôi cảm thấy thích thú khi quan sát các phản ứng trái ngược này. Phản hồi tới thiết kế của màn hình chào phần lớn là tích cực, nhưng lại khá mâu thuẫn đối với thiết kế các icon. Chúng tôi đã đặt chúng trên màn hình để quan sát trong một thời gian dài, và hầu hết các chuyên gia thiết kế của chúng tôi đều đánh giá cao chúng. Chúng có độ trong suốt nhẹ, khi được canh thẳng trên nền desktop chúng sẽ trông thật tuyệt. Thêm vào đó, nếu không nhìn thấy màn hình chào, nhiều người thấy chúng hơi khó hiểu và sẽ tự hỏi tại sao chúng lại nổi khối 3D? Tôi nghĩ, khi đã quan sát hết toàn thể, mọi người sẽ hiểu ra và dần thay đổi suy nghĩ.
Khi quan sát sự hòa hợp của toàn bộ các logo, tôi phải đồng ý với lập luận của Cheris. Sự tiến hóa đã không diễn ra nhanh chóng hay thay đổi đột ngột, các điều chỉnh tuy nhỏ nhưng cần thiết và có tính an toàn cao.

So sánh sự phát triển của các icon từ CS3, CS4, đến CS5

Phông chữ sử dụng trên icon của bộ CS3 và CS4 là phông ‘Adobe Clean,’ do Robert Slimbach thiết kế. Không dừng tại đó, trong năm ngoái, Adobe đã thông báo sẽ sử dụng phông Clean như là phông chữ chính thức của Adobe, thay thế cho phông chữ cũ là Minion và Myriad, do Slimbach thiết kế riêng cho Adobe (riêng phông Myriad, là sản phẩm thiết kế chung với Carol Twombly). Adobe cũng cho biết họ không có kế hoạch nhượng quyền phông chữ này, không giống như với Myriad giờ là phông chữ chính của vô số các công ty, từ Apple tới Walmart.
“Phông chữ do ông tạo ra cũng “kinh điển” như các tác phẩm trước đây, đường nét được điều chỉnh vừa phải, theo hướng hiện đại và tân tiến hơn…Hầu hết các phông chữ không chân ít khi được thiết kế để sử dụng cho các đoạn tiêu đề dài, nhưng Robert là một bậc thầy trong lĩnh vực thiết kế phông chữ, ông thậm chí còn giúp nó tỏa sáng ngay cả trong tình huống như vậy. Phông chữ được yêu cầu phải cân bằng tinh tế giữa sự cân đối, nhịp điệu và cá tính riêng, và Adobe Clean đã làm cực tốt điều này.”
—David Lemon, Quản lý cấp cao, Bộ phận phụ trách phông chữ của Adobe
Bao bì mới

Phần bao bì mới của Adobe do công ty Tolleson Design thiết kế. Bao bì bộ CS4 cũng do chính công ty này thiết kế.

Trước và sau: bộ CS4 Master Collection, 2008 (trái) và bộ CS5 Master Collection, 2010


Illustrator CS4, 2008 (trái) and Illustrator CS5, 2010


Bộ CS5: After Effects, Dreamweaver, Fireworks, Illustrator, Flash Professional, InDesign, Photoshop, và Photoshop Extended

Giống như style thiết kế của màn hình chào, bao bì của các sản phẩm trông rất hòa hợp với nhau, trong khi vẫn tạo được cá tính riêng biệt. Thực tế chính Cheris đã thuyết phục Tolleson sử dụng thiết kế màn hình chào làm tư liệu tham khảo chính:
Chúng tôi gặp họ [Tolleson Design] ngay từ những buổi đầu tiến hành công việc, chia sẻ với họ những cái mà chúng tôi nghiên cứu ra, đặc biệt nhấn mạnh tới hướng phát triển thiết kế các màn hình chào. Họ ứng dụng khá tốt kết quả này vào thiết kế bao bì. Tôi thực sự thích ý tưởng sử dụng các mặt phẳng gấp của họ, vì nó “tông xiệc tông” với thiết kế của màn hình chào. Chúng tôi sẽ cố gắng cộng tác với họ nhiều hơn nữa cho kế hoạch phát triển CS6 trong thời gian sắp tới.

Các bộ Premium: CS5 Production Premium, CS5 Web Premium, and CS5 Design Premium

Dụ án phát triển thương hiệu CS5 được thai ngén và điều hành bởi Ryan Hicks (phụ trách chính), Shawn Cheris, và Dave Nelson. Chân thành cám ơn nhóm phát triển đã dành thời gian chia sẻ suy nghĩ và tư liệu.

(st)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Powered By Blogger