Pages

23 thg 11, 2010

Đại ý Tây du ký

Nội dung phim:

"Tây Du Ký" bắt nguồn từ một câu chuyện có thật: Nhà Sư trẻ đời Đường Thái Tông tên là Trần Huyền Trang, năm 21 tuổi đã một mình sang Ấn Độ tìm thầy học đạo. Ông ra đi từ năm 629 đến năm 645 mới về Trung Quốc, tổng cộng là 17 năm; trong đó, có 6 năm tu học ở chùa Na Lan Đà - một trung tâm Phật giáo hồi bấy giờ. Khi về nước, ông phải dùng tới 24 ngựa tải 657 bộ kinh Phật. Câu chuyện có thật đó vốn đã mang màu sắc huyền thoại, được truyền tụng rộng rãi trong dân gian và thần thoại hóa. Ngô Thừa Ân tuy là người tập hợp và gia công cuối cùng, nhưng ông vẫn xứng đáng là tác giả vĩ đại nhất của bộ "Tây Du Ký". Với ngòi bút sáng tạo của ông, tác phẩm không những có dung lượng đồ sộ, mà tính tư tưởng cũng được nâng cao, hình tượng nhân vật trở nên sống động, có tính cách rõ nét, văn phong uyển chuyển, nhất quán. "Tây Du Ký" kể về chuyện Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tĩnh phò Đường Tăng sang phương Tây (Ấn Độ ở về phía Trung Quốc). Đường đi gặp bao trắc trở, gian nan trắc trở, tổng cộng đến 81 nạn, cuối cùng cũng đều vượt qua đến được xứ sở Phật tổ, mang kinh Phật về truyền bá ở phương Đông. (nguồn: trích wikipedia)

Ý nghĩa thực sự của phim:
Tuy nội dung phim có vẻ dành cho trẻ con, nhưng cái gì đã làm nên Tây Du Ký bất hủ, trờ thành 1 trong Tứ đại danh tác ? Mình xin mạn phép đề cập đến những ý nghĩa mà tác giả muốn chuyển tải đến cho chúng ta, ý nghĩa phê phán xã hội sâu sắc có giá trị vượt thời gian mà 20 năm trước khi mình còn là một đứa trẻ thì không thể hiểu được :
+ Bộ khung 4 nhân vật trong TDK bao gồm 4 cá tính khác nhau, điềm tĩnh, thương người; nhanh nhẹn, thông minh; tham lam, lười biếng; cẩn thận, trung thành; và kể cả người đang chịu tội (con ngựa) đều muốn hướng thiện, tìm đến cái đẹp, cái tốt lành. Đây là bộ khung các cá tính nhân vật mà nhiều tác phẩm sau đó đã copy, như Doremon (nhìn thấy quá rõ ràng) ...
+ Đoạn Diêm Vương bắt lầm TNK: phê phán bọn quan lại nhà nước làm ăn quan liêu, cẩu thả, bắt bớ lung tung.
+ Chi tiết khi Ngọc Hoàng hỏi ai có kế sách đối phó với TNK, ai cũng đứng im. Sau đó Thái Bạch Kim Tinh hiến kế, lập tức Ngọc Hoàng phái TBKT xuống và kết cục bị làm tình làm tội. Nó phê phán thực trạng trong những tổ chức rằng ai thà không biết hoặc không nói thì thì thôi, ai lỡ đề xuất ý kiến sẽ bị sếp bắt làm và nếu làm sai thì lãnh đủ (hì hì bạn nào đi làm rồi chắc biết)
+ Các bạn có để ý những con yêu quái bị TNK đánh chết đều là yêu quái nhỏ, còn những con bự (hoặc cả hội) sắp bị đập thì lại có Phật hiện ra nói nó là đệ tử của ta, xin tha cho nó để ta dạy lại nó ?! Ngô Thừa Ân muốn phê phán xã hội có những quan lại đã quan liêu còn quản lý không chặt, mặc sức cấp dưới nhũng nhiễu dân lành, còn cấp dưới cậy có sếp to nên tha hồ quậy. Đến khi TNK tìm ra và sắp xử thì mấy quan to mới xuất hiện xin bảo lãnh cho đệ tử, rồi thôi !
+ Tình tiết khi lấy kinh tại Tây Thiên bị đòi tiền, khi TNK méc với Phật Tổ thì ổng nói "thôi cho nó đi". Tác giả muốn nói ngay cả nơi thánh địa của phật, ám chỉ trong nội các chính phủ mà cũng xảy ra tham nhũng, ngay tận gốc rễ. Ngay cả người đứng đầu chính quyền mặc dù biết nhưng vẫn làm ngơ, cho qua.
+ Tình tiết khi Đường Tăng đã lấy kinh về thì Quan Âm phát hiện chưa đủ 81 nạn, còn thiếu 1 nạn, nên làm phép cho thêm 1 nạn té mây nữa. Tình tiết tưởng như bình thường vậy nhưng tác giả muốn phê phán thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp; khi phát hiện có sai sót khi sự đã rồi (lỡ phong làm phật nhưng chưa đủ 81 nạn theo luật, do làm ẩu không coi kỹ) thì chính những quan chức lập tức tìm cách thêm bớt, chế biến cho hợp thức hóa nhằm che lấp sai sót của mình.

+ Đó chính là những giá trị phê phán xã hội thời đó, mà cho đến thời nay nó vẫn đúng, nên mới làm nên 1 tác phẩm vượt thời gian. Chứ không phải cốt chuyện hấp dẫn con nít nhiều ly kỳ phép thuật thần thánh mà nó thành bất hủ được. Còn nhiều ý nghĩa xã hội sâu xa nữa mà tui chưa ngộ ra, bạn nào ngộ ra thêm thì bổ sung nhé.
(trích : http://g4tvn.com)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Powered By Blogger